Bệnh về tim

Bệnh về tim mạch là loại bệnh mà người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao, nhất là các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh van tim, suy tim sung huyết…

Vậy, bạn đã biết những vấn đề sức khỏe tim mạch nào có thể xảy ra ở người cao tuổi chưa? Nếu người thân rơi vào trường hợp này, bạn nên chăm sóc họ như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau để cùng vuv tìm hiểu kỹ hơn về các bệnh về tim ơn người cao tuổi nhé.

Đau tim hoặc nhồi máu cơ tim

Một cơn đau tim hoặc nặng hơn là nhồi máu cơ tim có nhiều khả năng xuất phát từ:

  • Sự hiện diện của huyết khối trong mao mạch: huyết khối hình thành bên trong mạch máu sẽ gây cản trở sự di chuyển của tế bào hồng cầu, khiến chúng mắc kẹt tại chỗ. Lúc này, tim có nguy cơ thiếu hụt oxy khiến một số tế bào chết vĩnh viễn.
  • Mao mạch co thắt: đôi khi tình trạng co thắt mạch máu cũng đem lại hệ quả nghiêm trọng tương tự huyết khối. Lạm dụng thuốc và thường xuyên căng thẳng là hai yếu tố chủ yếu gây nên vấn đề này.
  • Rò rỉ mao mạch: trong vài trường hợp hiếm gặp, cơn đau tim còn có thể phát sinh do mạch máu bị rò rỉ, khiến lượng tế bào hồng cầu đến tim thiếu hụt đáng kể.

Bệnh đột quỵ

Theo thống kê từ các chuyên gia, loại đột quỵ phổ biến nhất là đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tình trạng này xảy ra khi não không được cung cấp đủ oxy, dẫn đến chết hàng loạt tế bào tại cơ quan này. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu.

Một loại hình đột quỵ khác ít phổ biến hơn là đột quỵ xuất huyết, chủ yếu phát sinh bởi tình trạng vỡ mạch máu não. Thông thường, tăng huyết áp là tác nhân đứng sau vấn đề nguy hiểm này.

Bệnh về tim

Nhịp tim không đều

Đây là một loại bệnh lý ở tim với đặc điểm là nhịp tim (tần số tim) bất thường, chẳng hạn như:

  • Quá nhanh
  • Quá chậm
  • Mức độ dao động không đều

Tình trạng này thường xuất hiện ở nam giới, với tỷ lệ khoảng 70% trường hợp. Trong đó, đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi, đặc biệt là từ 60 tuổi trở lên. Ngoài ra, nếu đang phải đối mặt với những căn bệnh dưới đây, bạn càng có nguy cơ cao bị rối loạn tim mạch, bao gồm:

  • Bệnh mạch vành
  • Tăng huyết áp
  • Suy giáp hoặc cường giáp

Bệnh van tim

Những bệnh lý liên quan đến van tim thường đề cập đến tình trạng máu chảy ở tim không đúng cách. Ví dụ, khi hở van tim phát sinh, trong quá trình bơm máu đi thì máu có thể trào ngược trở lại tim do một van không đóng chặt. Điều này khiến tim phải nỗ lực hoạt động nhiều hơn để:

  • Bù đắp lượng hồng cầu thiếu hụt
  • Giải quyết lượng máu trào ngược trở lại

Những bệnh liên quan đến mạch máu

Một số vấn đề phát sinh ở mạch máu có thể có mối liên hệ mật thiết với các bệnh về tim, ví dụ như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Động mạch ngoại biên
  • Bệnh mạch vành

Bệnh về tim.

Nguyên nhân chung cho những tình trạng trên là hút thuốc lá. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, sự liên kết giữa khói thuốc lá với các bệnh về tim xuất phát từ:

  • Khả năng “ăn mòn” mạch máu của các hợp chất thành phần trong khói thuốc
  • Góp phần gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối

Mặt khác, thuốc lá còn gây nên tình trạng viêm ở lớp niêm mạc phổi; đồng thời làm giảm nồng độ oxy trong máu. Lúc này, áp lực công việc của tim sẽ tăng đáng kể. Nếu kéo dài tình trạng trên sẽ rất dễ dẫn đến suy tim.

Chính vì điều này, bạn cần cố gắng bỏ thuốc lá nếu muốn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đặc biệt là người cao tuổi.

Suy tim sung huyết

Theo các chuyên gia, suy tim sung huyết mô tả tình trạng tim bơm máu đến toàn bộ cơ thể kém hiệu quả hơn bình thường rõ rệt. Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào sẽ không nhận đủ lượng oxy cũng như chất dinh dưỡng. Từ đó, một loạt hệ quả nghiêm trọng có nguy cơ phát sinh; chẳng hạn như đột quỵ hay tứ chi hoại tử.

Suy tim sung huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng người cao tuổi vẫn là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Quá trình chăm sóc cho người cao tuổi bị suy tim sung huyết khá tương đồng với người bị đau tim hay đột quỵ. Mục tiêu chính đều là giúp phục hồi chức năng thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.

Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể dần bị lão hóa; dẫn đến tình trạng chức năng của chúng cũng sẽ suy giảm đáng kể. Vì vậy hãy luôn chú ý chăm sóc sức khỏe của mình và người thân thật tốt nhé. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.

Nguồn: hellobacsi.com