hành

Hành là một loại rau gia vị. Bạn có thể thấy loại rau gia vị này trong bất cứ món ăn nào, từ đồ chiên, cơm chiên, canh, súp, cơm, bánh mì, hành củ, hành củ,… đều là vị thuốc dân gian chữa được nhiều bệnh. 

Giới thiệu chung về hành

hành

  • Tên thường gọi: hành, hành hoa, hành hương, hom búa (Thái), búa (tày), thông bạch, sông (dao). .
  • Tên trong khoa học gọi là: Allium fistulosum L.
  • Họ: Alliaceae (Hành).

Mô tả

Hành là loại cỏ sống lâu năm, có mùi đặc trưng. Lá có 5-6 lá chét, hình trụ rỗng, dài 30-50 cm, đường kính 4-8 mm, phía giữa phình lên, đầu đuôi nhọn. Cụm hoa mọc trên một cán mang hoa rỗng, hình trụ. Bao hoa gồm 2 vòng, mỗi vòng chứa 3 cánh hoa, 3 lá đài màu trắng, 6 nhị, chỉ có nhị phình ở gốc, không có răng. Bao phấn hình chữ T, 2 buồng, dài 1 mm, có 1 bầu nhụy, bầu trên có 3 ngăn, mỗi bầu có nhiều bầu noãn. Quả nang, hình tròn, đường kính khoảng 6 mm, màu đen.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Hành được trồng khắp nơi ở Châu Á, Châu Âu và nước ta, chủ yếu để làm gia vị và dược phẩm. Hành có thể được sử dụng tươi hoặc khô. Thời vụ thu hoạch chính tháng 10-12.

Thành phần hóa học

  • Hành là vị thuốc có axit malic, phytin và chất alylsunfit.
  • Có tinh dầu, và tinh dầu chủ yếu là chất kháng sinh Athixin C6H10OS2. Atixin là chất dầu không màu, tan trong rượu, trong benzen, ete. Khi hòa tan trong nước, nó dễ dàng bị thủy phân và có tác dụng khử trùng rất mạnh.

Công dụng, liều lượng

  •  Hành là một vị thuốc phổ biến được ghi chép trong các tài liệu cổ, hành có vị cay, không độc, lương huyết, tráng dương, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa đau răng. Sắc lấy nước chữa sốt, sốt rét, cảm mạo, nhức đầu, phù thũng, giúp dễ chịu, an thai, bổ tạng. Hành nhập vào hai kinh Thái âm (phế kinh) và túc dương minh (vị kinh).
  •  Hành kích thích thần kinh, tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa,  phòng ký sinh trùng đường ruột, trị tê thấp. Tinh dầu hành sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ. Nước hành nhỏ mũi chữa ngạt mũi, cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi. Khi bị cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt… có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào cháo nóng để ăn.

Bài thuốc chữa bệnh có hành

hành

>> Xem thêm các bài thuốc cổ truyền tại đây y học cổ truyền.

Cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt

  • Hành 30g, đạm đậu sị 15g, sinh khương 10g, chè hương 10g, nước 300ml. Đun sôi, gạn bỏ bã, uống khi còn đang nóng, uống xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi..

Cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, ngạt mũi, sợ gió, nước tiểu trong

  • Hành tươi 30g, gừng tươi 10g, chè hương 10g. Sắc uống nóng, đắp chăn cho vã mồ hôi.
  • Hành 10g, tía tô 10g, bạc hà 10g, kinh giới 10g, sả 10g, lá tre 10g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước đun sôi kỹ để xông. Xông xong, uống 1 bát nước lá rồi đắp chăn kín.

Chữa cúm

  • Hành hoa cả rễ 10 cây, 3 lát gừng. Cho vào nồi đổ nước sắc kĩ, pha đường uống khi còn nóng.
  • Hành hoa 60g, gừng tươi 10g. Cho vào nồi đun kỹ để xông miệng mũi, ngày 2 – 3 lần. Hoặc hành 5g ngâm với mật ong qua đêm, lọc bỏ bã rồi pha một chút rượu uống. Cách 2 – 3 giờ uống một lần.

Chữa khản tiếng

  • Ăn hành củ sống, giã hành bọc vải đắp lên cổ.

Chữa trẻ con cảm mạo

  •  Hành 60g, sinh khương 10g. Hai thứ giã nát, thêm một cốc nước thật sôi vào, dùng hơi xông miệng và mũi.

Chữa mụn nhọt

  • Hành tươi giã nát, trộn với mật, đắp lên mụn.

Phụ nữ động thai

  • Hành tươi 60g, thêm một bát nước, sắc kỹ, lọc bỏ bã cho uống.

Đau bụng, lạnh chân tay

  • Giã giập hành cả rễ và lá, để hành lên bụng, lăn chai nước nóng lên, khi hành nát thì thay hành khác. Khi vã mồ hôi, đun nước gừng khô uống nóng.

Đau bụng giun

  • Củ hành tươi 5g ép lấy nước, trộn với 5ml dấm uống hết một lần.

Tiêu chảy

  • Hành củ 5g, quả táo tây 5g sắc nước uống.

Đi tiểu ra máu

  • Đun 5g hành, nghệ 5g uống lúc còn nóng, ngày 2 lần.

Đại tiện, đầy hơi

  • Hành hoa 2 củ, gừng 1 lát, muối 1 thìa. Tất cả giã nhỏ, hơ nóng gói vào vải buộc vào rốn. Nếu nửa giờ chưa thông thì thay liều khác.

Hành tây cũng là vị thuốc

hành

Ngoài cây hành nói trên, hiện nay nhiều nước còn dùng cây hành tây hay dương thông (Allium cepa L.) làm thuốc. Cây có nguồn gốc tây Châu Á, nhưng hiện được trồng rộng rãi ở nhiều nước. Cây hành tây có hình cầu dẹt, vẩy màu đỏ nâu, lá hình trụ rỗng, dài 2.550cm, đường kính 1-1,5cm. Cụm hoa hình tán nhưng tụ thành hình cầu màu hơi hồng hay hơi trắng. Quả khô, chứa nhiều hạt dẹt, màu đen. Trong củ hành tây có 0,015% tinh dầu, chủ yếu là allyl-disunfua, allyl-propyl-disunfua. Ngoài ra còn có phytin, axit hữu cơ (axil focmic, malic, xitric và photphoric) các chất inulin, manit, mantoza, các men maltaza, amylaza, dextrinaza và emunxin, vitamin B và C.

Bài thuốc từ hành tây chữa ho, trừ đờm, ra mồ hôi, lợi tiểu tiện; chứng bụng nước do gan cứng: Nước ép củ hành tươi trộn với cồn 90o. Ngày uống 14-40g. Có thể dùng nước ép củ hành tươi 200g, mật ong 100g, vang hay rượu nhẹ độ vừa đủ 1 lít. Ngày uống 2 lần, sáng và tối, mỗi lần 30g đến 60g.

Truy cập vào vuv.vn để tham khảo thêm một số bài thuốc từ dân gian.

Nguồn: suckhoedoisong.vn