Hàng năm, trên thế giới ghi nhận 500.000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, và khoảng 250.000 ca tử vong trong số đó (theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới). Ung thư cổ tử cung hiện là một trong mười loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất tại Việt Nam. Vậy khi phát hiện bị ung thư cổ tử cung thì phải làm sao?

ung thư cổ tử cung

Hướng điều trị theo từng giai đoạn

Nếu phát hiện mình mắc bệnh ung thư cổ tử cung thì chị em không cần quá lo lắng mà nên điều trị bệnh càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe chị em phụ nữ. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm hơn thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Quá trình điều trị là loại bỏ các mô ung thư, nếu bác sĩ thăm khám xác nhận rằng toàn bộ khối u đã được loại bỏ và không quá mạnh, bệnh nhân có thể không cần điều trị thêm.

Giai đoạn tiền ung thư

Giai đoạn tiền ung thư đề cập đến sự xuất hiện của các tế bào bất thường mới trong lớp niêm mạc của cổ tử cung, chưa xâm nhập vào các mô chính và lây lan sang các cơ quan khác. Để điều trị các bệnh lý tiền ung thư, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp điều trị tại chỗ như: cắt một phần nhỏ cổ tử cung bằng nón, tia laser hoặc qua vòng cắt đốt, …

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, hoặc chỉ định cho bệnh nhân xạ trị, vì tế bào ung thư lúc này đã xâm lấn vào các mô chính của cổ tử cung.Tùy thuộc vào mong muốn sinh con của bệnh nhân và tình trạng xâm lấn của khối u, mà bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Nếu người bệnh có dự định sinh con, các bác sĩ sẽ chỉ định khoét chóp cổ tử cung và lấy hạch chậu hai bên. Nếu người bệnh không có dự định sinh con thì cắt tử cung bán phần hoặc toàn phần.

Hướng điều trị theo từng giai đoạn

Giai đoạn 2A

Ở giai đoạn 2A, khối u cổ tử cung đã xâm lấn tới phần trên âm đạo. Tại giai đoạn này, các bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung cũng như cắt bỏ buồng trứng để giảm nguy cơ di căn, đây là biện pháp triệt để, sau đó điều trị bổ trợ bằng hóa trị kết hợp xạ trị để tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật. Nếu sức khỏe của người bệnh không cho phép thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân có thể điều trị bằng phương pháp hóa trị kết hợp xạ trị.

Giai đoạn 2B và 3 (bao gồm giai đoạn 3A và 3B)

Ở giai đoạn 2B và 3; khối u đã xâm lấn từ cổ tử cung đến các mô, cơ xung quanh. Phương pháp điều trị chủ yếu trong giai đoạn này là hóa trị kết hợp xạ trị. Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung phổ biến trong giai đoạn 2B như sau:

Xạ trị liên tục 5 ngày/ tuần trong khoảng thời gian 5 tuần với máy xạ trị đặt ngoài cơ thể;

Hóa trị 1 lần/ tuần hoặc 2; 3 tuần/ lần tùy thuộc vào hóa chất dùng để hóa trị;

Cuối liệu trình; người bệnh có thể được điều trị bằng máy xạ đặt trong cơ thể (gần vùng chậu).

Giai đoạn 4 (bao gồm giai đoạn 4A và 4B)

Ở giai đoạn 4, các khối u đã lan sang ra ngoài vùng chậu; lan sang các bộ phận xung quanh hoặc di căn đến những bộ phận xa hơn như phổi, gan… Điều trị ở giai đoạn này rất khó khăn; tốn kém; chủ yếu là điều trị triệu chứng. Các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị bằng hóa trị như cisplatin hoặc carboplatin cùng một số loại thuốc khác nhưng tỷ lệ thành công thấp.

Làm sao để phòng bệnh ung thư cổ tử cung?

Làm sao để phòng bệnh ung thư cổ tử cung?

 

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp, nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin ngừa virus HPV. Hiện nay tại Việt Nam; Gardasil (Mỹ) là vắc xin ngừa HPV được sử dụng phổ biến nhất. Vắc xin Gardasil (Mỹ) được chỉ định cho phụ nữ ở độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi; bất kể có quan hệ tình dục hay chưa. Liều tiêm được chỉ định gồm 3 liều phòng ngừa 4 tuýp virus HPV: 6; 11; 16, 18; với phác đồ tiêm cụ thể như sau:

Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.

Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.

Mũi 3: 6 tháng sau liều đầu tiên.

Đừng để bản thân bị những cơn đau hành hạ. Hãy theo dõi VUV để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Nguồn: vnvc.vn