côn bố
Côn bố dùng làm thuốc, đứng đầu trong danh sách thuốc đặc trị, là toàn cây phơi khô của một loài tảo thân dẹt, tên thực vật là Laminaria japonica Aresch hay thuộc họ Laminariaceae.

Khái quát về côn bố

côn bố

  • Tên khoa học Ecklonia kurome Okam,thuộc họ Tảo có cánh (Alariaceae), hoặc của một loại tảo Undaria pinnatifide (Harv.)  là toàn cây khô của một loại tảo dẹt có tên khoa học là Laminaria japonica.
    Ngoài ra còn có một tên  gọi là hải đới, nga chưởng thái…
  • Toàn bộ loài tảo, có tên khoa học là Laminaria japonica. Areschong thuộc họ côn bố . “Côn” có nghĩa là cùng, là giống, “bố” là vải, vì vị thuốc này dài như tấm vải nên được đặt tên như vậy. Trong cả mùa hè và mùa thu, người ta vớt côn bố ở biển lên,ngâm nước rửa sạch để héo, nhặt bỏ tạp chất, cắt nhỏ thành sợi phơi khô để dùng. Người ta thường hay nấu côn bố với đậu cho mau mềm và ăn dễ tiêu.  Ngoài ra, còn dùng côn bố xào nấu với cà rốt, củ cải để làm thức ăn và chữa bệnh.
  • Theo y dược học cổ truyền côn bố có vị mặn, tính lạnh, có công dụng nhuyễn kiên hóa đàm, lợi thủy tiết nhiệt, thường được dùng để chữa lao hạch, bướu cổ, thủy thũng, tích tụ (hòn cục), tinh hoàn sưng đau, cước khí…

Một số bài thuốc mà chúng ta cần biết

côn bố

>> Xem thêm một số bài thuốc trị bệnh tại đây y học cổ truyền.

Bài 1

  • Côn bố, hải tảo và phục linh lượng bằng nhau 10 gam, xuyên sơn giáp 5gam,  toàn yết 3g, long đởm thảo 10g, đương quy 10g và đào nhân lượng bằng nhau 6g, tất cả sấy khô tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc dùng côn bố, huyền sâm đều 10g, mẫu lệ, hạ khô thảo lượng bằng nhau 15g, cương tàm 5g, sấy khô tán bột, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần để chữa chứng sưng đau hạch lymphô.

Bài 2

  • Côn bố 30g, sò 30g, sứa 30g, hạ khô thảo 15g, sắc uống hoặc dùng côn bố và tảo đuôi ngựa (sargassum) lượng bằng nhau, rang khô, nghiền bột, hoàn thành viên với nước cơm, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, 30 ngày là một liệu trình để chữa bướu giáp trạng và sưng tuyến lymphô ở cổ.

Bài 3

  • Côn bố sấy khô; tán thành bột, mỗi lần dùng 4g, bọc vào trong bông, dùng giấm hay rượu tốt ngâm, ngậm và nuốt dần nước cốt, hễ hết hơi thuốc lại thay miếng khác để chữa tràng nhạc; lao hạch;   đờm hạch và bướu cổ. Hoặc dùng côn bố; huyền sâm; cải rừng tía; bán biên liên; mỗi vị 12 – 20g sắc uống để chữa tuyến giáp trạng sưng to, lâu kết hạch, đờm tụ thành khối.

Bài 4

  • Côn bố 10g; sinh khương 3 lát; đường đỏ lượng vừa đủ, sắc uống hoặc dùng côn bố 100g, bách bộ 100g, tri mẫu 200g; tất cả đem sao với mật rồi ngâm với rượu trắng cao độ; sau 7 ngày thì dùng được; uống mỗi ngày 2 lần; mỗi lần 10ml để chữa viêm phế quản mạn tính. Côn bố 12g kết hợp với quất hạch 12g; mẫu lệ 12g và tiểu hồi 8g, sắc uống để chữa trị đới hạ (khí hư) và tinh hoàn sưng đau. Côn bố 60g; hành tươi 1 nắm thái nhỏ; hai thứ sắc kỹ cho nhừ rồi chế thêm gừng tươi; hạt tiêu và gia vị vừa đủ; dùng làm canh ăn để chữa thủy thũng, khí kết tụ ở bàng quang, bướu cổ.

côn bố

Ngoài ra, côn bố thường được dùng để trị các chứng phù do viêm thận, suy dinh dưỡng, các chứng nấc, nghẹn và tăng huyết áp. Bạn đang quan tâm về các phương pháp trị bệnh từ dân gian truy cập vào vuv.vn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn