giai đoạn phát triển "núi đôi"

Đối với con gái, tuổi dậy thì là cột mốc quan trọng đánh dấu những thay đổi lớn trong bước đường trưởng thành với nhiều thay đổi; đặc biệt là sự phát triển của “núi đôi”. Để cơ thể phát triển hoàn hảo trong độ tuổi nhạy cảm, cần có phương pháp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thanh thiếu niên nói chung và các bạn nữ nói riêng một cách phù hợp.

Con gái dậy thì thường bắt đầu từ năm 10-11 tuổi. Không những thay đổi về mặt nội tiết tố, các bạn gái sẽ có những thay đổi lớn về hình dáng cơ thể; như ngực phát triển; xuất hiện lông mu;.. Bước đầu tiên để trở thành một cô gái thực sự; ngực các bạn gái bắt đầu phát triển vì chứa mỡ cùng các mô bảo vệ ống dẫn sữa; mạch máu và dây thần kinh.

“Núi đôi” phát triển từ khi nào?

phát triển ngực tuổi dậy thì

Nhiều người cho rằng ngực bé gái sẽ phát triển trong giai đoạn dậy thì; nhưng điều này không đúng lắm. Ngay từ khi bé còn ở trong bụng mẹ, ngực của trẻ đã phát triển. Do đó, núm vú và hệ thống ống dẫn sữa đã xuất hiện trong cơ thể vào thời điểm bé chào đời.

Khi lớn lên, bên trong ngực trẻ sẽ có những thay đổi; đầu tiên là sự hình thành của các thùy; sau đó là sự phát triển của tuyến vú. Mỗi tuyến vú chứa khoảng từ 15 đến 24 thùy. Sự thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn dậy thì là cách để kích hoạt các tuyến này.

Các giai đoạn “trở thành con gái”

Từ 8 – 12 tuổi

phát triển ngực tuổi dậy thì

Ở giai đoạn này, núm vú chỉ mới bắt đầu nhú lên và xuất hiện một quầng tròn màu hồng. Quá trình này thường diễn ra trong một thời gian khá dài. Do đó, bạn thường chỉ nhận thấy trẻ có sự thay đổi về chiều cao, cân nặng hoặc xuất hiện các nốt mụn.

13 tuổi

Ở độ tuổi này, vòng ngực của trẻ sẽ nhô cao ra và phát triển dần thành bầu ngực. Lúc này, quầng tròn màu hồng sẽ phát triển rộng ra và nhạy cảm hơn. Đây được coi là một trong những bước đệm quan trọng đối với sự phát triển của “núi đôi” ở giai đoạn này.

14 tuổi

“Núi đôi” sẽ nhú lên rõ ràng hơn trên khuôn ngực của trẻ. Lúc này, ngực được nâng cao hơn một chút và quầng tròn màu hồng lại được mở ra tiếp. Lúc này, bạn nên mua cho trẻ những chiếc áo ngực đầu tiên và dạy trẻ cách chăm sóc “núi đôi” cẩn trọng.

15 – 16 tuổi

phát triển ngực tuổi dậy thì

Đây là khoảng thời gian “núi đôi” tăng kích cỡ rõ rệt nhất cùng với sự thay đổi của toàn bộ cơ thể. Lúc này trẻ có thể cảm thấy đau nhức và mệt mỏi.

Từ 16 – 18 tuổi

Đây là giai đoạn “núi đôi” sẽ phát triển tối đa và toàn diện. Lúc này, bạn hãy thường xuyên cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho ngực như sữa đậu nành, dâu tây, trứng gà, rau xanh…

phát triển ngực tuổi dậy thì

Tư vẫn giải đáp thắc mắc bạn gái

Cảm thấy đau nhức ở vùng ngực trong giai đoạn dậy thì

Nguyên nhân là do trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormone nữ như estrogen và progesterone. Những hormone này sẽ làm cho mô vú phát triển, lúc này vùng da xung quanh sẽ bị căng ra, khiến vùng ngực bị đau nhức.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể cảm thấy đau nhức ở vùng ngực vào thời gian đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau này là do sự thay đổi nội tiết tố. Đây là một điều rất bình thường của chu kỳ kinh nguyệt.

đau nhức vùng ngực

Xuất hiện những vết rạn da màu hồng ở ngực

Khi mô vú phát triển, vùng da xung quanh phải căng ra để phù hợp với kích thước ngày càng tăng của “núi đôi”. Tuy nhiên, đôi lúc, da căng ra không đủ nhanh, khiến các vết rạn xuất hiện.

Theo thời gian, các vết rạn này sẽ tự động biến mất.

Ngực phát triển không đều nhau

Ngực bên to bên nhỏ là hoàn toàn bình thường; bởi hai vú của trẻ có thể phát triển với tốc độ khác nhau. Thậm chí, tình trạng này vẫn có thể xuất hiện; ngay cả khi trẻ đã vượt qua hết các giai đoạn phát triển. Ngực con gái tuổi dậy thì có kích thước không đồng đều không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ cảm thấy không tự tin, bạn có thể khuyên trẻ dùng thêm một miếng lót ở phía bên ngực nhỏ hơn.

Trên ngực có khổi u nhỏ

Trong giai đoạn dậy thì, các tuyến bên trong “núi đôi” sẽ bắt đầu phát triển nhanh hơn; nên khi chạm vào trẻ sẽ thấy có một cục cứng bên trong. Đây hoàn toàn là dấu hiệu bình thường và sẽ biến mất khi vượt qua giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu sau khi vượt qua giai đoạn dậy thì mà “núi đôi” vẫn còn những khối u lạ thì bạn hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì

Trên bài viết tham khảo này là các giai đoạn và quá trình phát triển “núi đôi” ở nữ trong tuổi dậy thì. Từ đây, các bậc phụ huynh và các em nữ sẽ có cái nhìn sáng hơn về tuổi dậy thì để có kiến thức chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Để trang bị thêm kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe cho các em đang ở độ tuổi thanh thiếu niên; truy cập vuv.vn vào để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!

Nguồn: hellobacsi.com