Sức khỏe tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, ngày nay, sức khỏe thanh thiếu niên lại bị đe dọa nghiêm trọng bởi rối loạn về các yếu tố tâm lý, tâm thần.
Với hàng loạt những ca mắc bệnh lý tâm thần tăng cao; chúng ta sẽ không khỏi thắc mắc cho lý do gia tăng của triệu chứng trầm cảm ở thanh thiếu niên.
Nguyên nhân gây ảnh hưởng sức khỏe tâm lý
Do xu hướng phát triển của xã hội hiện đại
Với sự phát triển ngày càng hiện đại, áp lực cũng ngày một được sinh ra nhiều hơn. Từ đó, các rối loạn liên quan stress ngày càng gia tăng, giới trẻ bị ảnh hưởng nhiều.
Sự gia tăng sử dụng rượu bia và chất gây nghiện
Chính các chất gây nghiện có hại làm tác nhân gây đầu độc chính tinh thần giới trẻ.
Rối loạn tâm thần tăng
Nhóm các rối loạn tâm thần ở trẻ em ngày càng được gia đình quan tâm hơn nên; do vậy nên đến khám nhiều hơn.
Các dạng rối loạn sức khỏe tâm lý
Các rối loạn tâm thần, ví dụ như trầm cảm, thường xảy ra ở những người bị stress sau khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống; như thất nghiệp, mất người thân, đổ vỡ quan hệ, mâu thuẫn gia đình, thất bại trong học tập, khủng hoảng tinh thần;… hoặc sau khi mắc một số bệnh; đặc biệt là các bệnh nặng, bệnh mạn tính như ung thư, đái tháo đường, tim mạch, đột quỵ,…
Ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng rối loạn tâm thần
Thống kê cũng chỉ ra rằng, các rối loạn tâm thần gây ra khoảng 14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu; đồng thời gây ra tình trạng nghèo đói cho cá nhân và gia đình; cản trở đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.
Báo cáo của tổ chức WHO công bố mới đây cũng đánh giá, trầm cảm – chứng rối loạn tâm thần phổ biến hiện nay đang là căn bệnh đe dọa sức khỏe của 350 triệu người; là nguyên nhân chủ yếu của gần một triệu vụ tự sát tử mỗi năm trên toàn cầu.
Điều trị sức khỏe tâm lý khỏi rối loạn bằng cách nào?
Hạn chế trong điều trị
Mặc dù bệnh rối loạn tâm thần có thể điều trị được; song cần phát hiện, điều trị sớm và phải tuân thủ điều trị. Hiện nay số lượng người bệnh rối loạn tâm thần được chữa trị còn rất thấp; cứ 10 người chỉ có 2-3 người được điều trị; trong đó điều trị bằng thuốc vẫn là chủ yếu; điều trị tâm lý và bằng thay đổi lối sống còn rất hạn chế.
Ngoài ra, do người dân vẫn chưa hiểu đúng về sức khỏe tâm thần; thường đánh đồng tất cả đều là “điên”; mà không biết có nhiều rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, mất ngủ, lo âu… dẫn đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử; gây khó khăn trong chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.
Các bước thực hiện để giảm nguy cơ rối loạn tâm lý ở người trẻ
Truyền thông
Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe, làm cho người dân có nhận thức đúng về các rối loạn tâm thần; cách nhận biết, phát hiện sớm để đi khám; tư vấn và điều trị kịp thời; hỗ trợ, giúp đỡ; tạo môi trường để hòa nhập và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người có rối loạn tâm thần.
Nâng cao hệ thống cơ sở để chữa trị
Đặc biệt, cần tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến cơ sở; đồng thời đầu tư phát triển các cơ sở chuyên khoa tâm thần; lồng ghép phù hợp công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần vào hoạt động của các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa, chuyên ngành khác ở tất cả các tuyến để cung cấp các dịch vụ dự phòng; phát hiện sớm, quản lý, tư vấn, chăm sóc cùng với phát triển các dịch vụ tâm lý trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ xã hội cho người rối loạn tâm thần ở cộng đồng.
Sống vui, sống khỏe
Để giảm căng thẳng hay tránh stress dẫn đến những rối loạn tâm thần; dự phòng; giảm nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi người cần duy trì lối sống lành mạnh: Có chế độ dinh dưỡng hợp lý; không hút thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích; tăng cường hoạt động thể lực; kết hợp cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi… Ngoài ra, cần biết phát hiện sớm các biểu hiện của các rối loạn liên quan stress như căng thẳng, lo âu, mất ngủ… để khám và điều trị kịp thời.
Để trang bị thêm kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe cho các em đang ở độ tuổi thanh thiếu niên; truy cập vuv.vn vào để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!
Nguồn: bachmai.gov.vn