sức khỏe người lớn

Cao huyết áp là một bệnh tim mạch nguy hiểm, toàn bộ diễn biến của bệnh thường xảy ra không có triệu chứng, hiện Việt Nam có khoảng 12 triệu người mắc bệnh này, tức là trung bình Cứ 5 người thì có một người bị nhiễm bệnh. Vậy triệu chứng ra sao, nguyên nhân và cách điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào? VUV sẽ giúp cho bạn giải đáp những thắc mắc này.

Triệu chứng

Hầu hết các triệu chứng của tăng huyết áp đều không có biểu hiện rõ ràng. Trên thực tế, ngay cả khi bệnh tiến triển rất nghiêm trọng. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Một số ít người bị huyết áp cao có thể gặp các triệu chứng tạm thời. Chẳng hạn như nhức đầu, khó thở hoặc chảy máu mũi.

sức khỏe người lớn

Điều này phù hợp với tên gọi của bệnh mà nhiều nhà khoa học đặt cho căn bệnh này “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”, các triệu chứng của bệnh vẫn chưa được biết đến. Và hầu hết không xuất hiện cho đến khi bệnh tiến triển. Giai đoạn này rất nghiêm trọng, lúc này có thể biến chứng tim mạch. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột, giết chết người bệnh trong chớp mắt.

Nguyên nhân 

Như đã nói ở trên, trong hầu hết các trường hợp, huyết áp cao không thể lý giải được và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Loại này thường do di truyền và phổ biến hơn ở nam giới.

Ngoài ra, tăng huyết áp thứ phát là kết quả của nhiều bệnh khác nhau. Chẳng hạn như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận. Hoặc thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu và thuốc lá. Điều trị nguyên nhân thứ phát có thể loại bỏ bệnh. Do huyết áp tăng cao do tác dụng phụ của thuốc nên sau khi ngừng thuốc có thể mất vài tuần để huyết áp ổn định về mức bình thường.

Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai do thiếu máu trầm trọng, nhiều nước ối, mang thai con đầu lòng, đa thai, thai phụ trẻ dưới 20 tuổi hoặc cao trên 35 tuổi, tiền sử cao huyết áp hoặc đái tháo đường,…

Điều trị bệnh cao huyết áp

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp của bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90 mmHg đối với mức huyết áp mục tiêu chung.

Thay đổi lối sống

Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày);
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức;
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn;
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột;
  • Kiểm soát tốt các bệnh liên quan;
  • Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ;
  • Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.

Dùng thuốc điều trị

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa.

Mặc dù các phác đồ điều trị cao huyết áp đã được đưa ra và thử nghiệm rất nhiều lần. Tuy nhiên, trong suốt quá trình diễn tiến của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi và có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân.

Trong trường hợp khẩn cấp

Một số trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần phải được chữa trị ngay lập tức tại phòng cấp cứu hoặc phòng chăm sóc đặc biệt. Do việc điều trị thường phải phối hợp nhiều thuốc, dẫn đến việc bệnh nhân quên uống thuốc, hoặc có thuốc nhưng không uống, hậu quả là hiệu quả điều trị không được hiệu quả cao.

Các bạn nhớ thường xuyên theo dõi chúng tôi để có thể biết thêm nhiều kinh nghiệm trong việc giữ gìn sức khỏe cho người lớn, cho những người thân yêu trong gia đình.

Nguồn: vinmec.com