trầm cảm ở thanh thiếu niên

Trầm cảm là hội chứng khá phổ biến đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuổi 14 trở đi là độ tuổi tâm sinh lý các em có nhiều biến đổi. Nhiều khi rất hay nhạy cảm với những thay đổi của bản thân và môi trường xung quanh và dễ bị trầm cảm. Do vậy, cần có sự quan tâm hơn về sức khỏe thanh thiếu niên hiện nay.

Trầm cảm là gì?

Là một chứng rối loạn tâm lý, trầm cảm mang đến sự buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, mất hứng thú trong thời gian dài. Lặp đi lặp lại những biểu hiện tiêu cực trên, các em dễ rơi vào những hậu quả nghiêm trọng; như giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ; thậm chí suy giảm tinh thần gây nên tâm lý tự tử.

trầm cảm ở thanh thiếu niên

Nguyên nhân gây trầm cảm

Áp lực từ cuộc sống, gia đình

Dưới áp lực lớn từ gia đình, nhà trường, xã hội tạo phần lớn tác động đến tâm lí tuổi mới lớn; thanh thiếu niên dễ bị rơi vào cô độc. Thực tế cho thấy rằng, chính những căng thẳng không được giải tỏa ra bên ngoài; chúng tích tụ dần dần nhiều hơn; bí tức kéo dài đã dẫn đến trầm cảm.

Tâm sinh lý trong tuổi dậy thì

Tuy vậy, với độ tuổi còn khá non trẻ của thanh thiếu niên; tâm sinh lý thay đổi cũng khiến gây ra trầm cảm. Đặc biệt giai đoạn tuổi dậy thì, ở cả nam và nữ; tâm sinh lý ở giai đoạn này đang thay đổi nên các em chưa có đủ khả năng nhận thức toàn diện về một vấn đề gặp phải. Bởi vì dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi cá nhân nên những suy nghĩ và hành vi tiêu cực có thể sẽ ám ảnh các em gây nên những hành động đáng tiếc.

trầm cảm ở thanh thiếu niên

Tác nhân về sinh học

Các chất dẫn truyền thần kinh có nhiệm vụ dẫn truyền các tín hiệu tới các thành phần khác của não bộ và cơ thể. Khi các chất dẫn truyền này bị biến đổi hoặc hư hại thì chức năng cảm thụ của hệ thần kinh cũng bị thay đổi dẫn đến trầm cảm.

Ảnh hưởng di truyền gây trầm cảm

Những người có người thân bị trầm cảm thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những người bình thường.

Ám ảnh những đau thương từ lúc nhỏ cũng là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên bị trầm cảm.

Những việc đau thương thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác và tinh thần, người thân qua đời,… gây thay đổi trong não bộ, khiến các em thanh thiếu niên dễ bị trầm cảm.

Lối sống không lành mạnh

Những thói quen xấu ở tuổi thanh thiếu niên như lười vận động, nghiện điện tử, thức khuya, ăn uống không điều độ, sử dụng các loại chất kích thích… là những nguyên nhân gây suy giảm thể chất, suy nhược thần kinh dẫn đến trầm cảm.

trầm cảm ở thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên với các dấu hiệu của trầm cảm

Cơ thể luôn mệt mỏi

Khi mắc trầm cảm các em thanh thiếu niên thường có biểu hiện mệt mỏi, chán nản, không muốn làm việc gì cả. Cơ thể uể oải, thiếu sức sống mà đi khám thì không phát hiện ra bệnh gì cả.

Dễ cáu kỉnh vô cớ

trầm cảm ở thanh thiếu niên

Khi bị trầm cảm các em thanh thiếu niên thường phải vật lộn với cảm xúc của bản thân, cảm giác chán nản khiến chúng thường có xu hướng nóng tính hơn, dễ nổi cáu vô cớ, đập phá đồ đạc, la hét…

Luôn cảm thấy mất hứng

Mắc chứng bệnh này khiến các em thanh thiếu niên không còn cảm giác hứng thú với bất cứ công việc gì, ngay cả những công việc yêu thích trước kia. Nếu cha mẹ thấy các em có biểu hiện này, luôn hờ hững với tất cả mọi việc thì cần quan tâm chú ý các em hơn vì rất có thể đây là biểu hiện của chứng bệnh trầm cảm ở thanh thiếu niên.

Không thấy được giá trị bản thân

trầm cảm ở thanh thiếu niên

Luôn có cảm giác bản thân không có giá trị, vô dụng.

Trầm cảm khiến các em thanh thiếu niên luôn có những suy nghĩ bi quan, tự ti, luôn cảm thấy bản thân kém cỏi, vô dụng và nguy hiểm hơn là suy nghĩ tự tử để giải thoát bản thân, giảm gánh nặng cho mọi người.

Trầm cảm chỉ thích ở một mình

Biểu hiện thích ở một mình, không muốn tiếp xúc với mọi người, xã hội.

Nếu thấy các em độ tuổi thanh thiếu niên có biểu hiện tách rời ra khỏi bạn bẻ, xã hội, chỉ thích ở một mình thì cần chú ý vì đây là biểu hiện của căn bệnh trầm cảm.

Khác

Cảm thấy bồn chồn, lo lắng trong người, đứng ngồi không yên.

Tự làm thương bản thân như lấy dao rạch vào cơ thể, châm lửa đốt…

Suy nghĩ, cử chỉ, nói năng trở nên chậm chạp.

Khó tập trung và ghi nhớ mọi thứ.

Xuất hiện các hiện tượng đau cơ, đau tức ngực, khó thở mà không rõ nguyên nhân.

Luôn có ý định tự tử, lập kế hoạch tự tử và cô gắng tự tử.

Các bậc cha mẹ, thầy cô giáo cần quan tâm các em hơn để sớm nhận biết ra chứng bệnh này đồng thời có phương pháp giúp đỡ các em, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Để trang bị thêm kiến thức giúp bảo vệ sức khỏe cho các em đang ở độ tuổi thanh thiếu niên; truy cập vuv.vn vào để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!

Nguồn: benhlytramcam.vn