Những sai lầm khi nấu cháo dinh dưỡng ăn dặm cho trẻ

Các mẹ nghĩ có rất nhiều cách nấu cháo ăn dặm bổ dưỡng; nhưng thực tế không phải vậy. Mẹ nấu cháo với một số cách thường xuyên có thể vô tình làm hại sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ tìm khắc phục kỹ những sai lầm đó.

Chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con

Hàng ngày, rất nhiều bà mẹ đang nấu, đun nước uống, nấu cháo cho con. Họ hy vọng rằng các chất dinh dưỡng có thể được hòa tan trong nước; và cho phép trẻ sơ sinh hấp thụ hoàn toàn. Nhưng dù có hầm xương lấy nước để nấu cháo ngày nào; thì bé vẫn rất gầy.

Thực tế, hầm xương chỉ để cho ngọt và thơm. Chất đạm tồn đọng trong cùi và xương khiến trẻ thiếu dinh dưỡng.

Nêm quá nhiều gia vị vào nồi cháo

Nêm quá nhiều gia vị vào nồi cháo

Nhiều mẹ vẫn nghĩ cho gia vị vào nồi cháo sẽ ăn ngon miệng; và kích thích vị giác hơn. Nhưng việc làm này lại mang đến những hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, thận còn rất non yếu nên không thể dung nạp muối thường xuyên. Khi thận hoạt động quá tải, muối có thể gây rối loạn chức năng tim rất nguy hiểm.

Vì vậy, đối với trẻ chưa đủ 1 tuổi; mẹ nên dùng các loại rau củ quả có vị ngọt tự nhiên như cà rốt, su hào, củ cải, thịt, cá thay vì cho thêm muối, bột ngọt, đường. Theo lời các chuyên gia dinh dưỡng; việc nêm nếm cho trẻ quá sớm có thể khiến trẻ bị rối loạn vị giác, thậm chí biến ăn.

Dùng ngũ cốc để nấu cháo dinh dưỡng

Dùng ngũ cốc để nấu cháo dinh dưỡng

Ngũ cốc là thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên đối với trẻ dưới 1 tuổi không nên cho trẻ ăn nhiều ngũ cốc, nhất là khi dùng với cháo. Vì ngũ cốc cực kỳ khó tiêu hóa, không tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Nếu nấu bằng cháo sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, phân lỏng, tiêu chảy.

Nếu mẹ nấu nhiều lần, lâu dài có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ; vì ngũ cốc gây cảm giác lưng lửng ở dạ dày khiến trẻ luôn ở trạng thái no bụng, không muốn ăn.

Xem thêm nhiều bài viết tại dinh dưỡng trẻ em nhé!

Sử dụng máy xay sinh tố

Có nhiều trẻ lớn 3 – 4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố; vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn ói. Điều này thường xảy ra ở những “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nôn ói. Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ.

Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7 – 8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún;  2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn; những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nôn ói nhưng sau đó trẻ sẽ quen dần.

Nấu trứng sống chung với cháo

Nấu trứng sống chung với cháo

Trứng được coi là thực phẩm vàng ăn dặm đối với trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi, vì vậy không khó hiểu khi thấy nhiều mẹ vẫn nấu cháo trứng cho trẻ ăn. Tuy nhiên, thói quen của nhiều mẹ là khi nồi cháo chín, mẹ đập trứng vào và đảo đều lên, đun tới khi thấy trứng sền sệt, mẹ tắt bếp và cho trẻ ăn.

Cách nấu này thực tế rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ vì trứng khi được đun nóng ở nhiệt độ cao sẽ chín rất nhanh nhưng vi khuẩn từ trứng vẫn không bị tiêu diệt hết. Việc ăn trứng kiểu này có thể khiến con bị đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc.

VUV sẽ giúp các bậc cung cấp nhiều kiến thức để hạn chế những sai lầm trong dinh dưỡng cho trẻ hợp lí nhất.

Nguồn: dinhduongonline.vn