tập luyện thể thao ở trẻ

Hầu hết các chấn thương thể thao ở trẻ em là do tập luyện quá sức và không đúng kỹ thuật. Thông qua việc tập luyện đúng cách khoa học, bạn hoàn toàn có thể có thể giúp trẻ phòng tránh chấn thương khi chơi thể thao.

Khởi động

Trước và sau khi chơi bất kỳ môn thể thao nào, con bạn đều nên làm nóng người bằng một số động tác nhẹ nhàng hoặc tự massage.

9 điều cần biết khi cha mẹ cho con tập luyện thể thao

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một bài tập khởi động nhẹ nhàng trước khi vận động có thể giúp làm ấm cơ thể, tăng tuần hoàn máu, tăng lượng oxy trong tế bào, cơ bắp đàn hồi hơn, thư giãn khớp, giảm căng thẳng và ngăn ngừa chấn thương.

Massage là một công cụ quan trọng để phục hồi sức khỏe giữa các bài tập cường độ cao. Massage trước khi tập giúp tinh thần thi đấu thoải mái còn massage sau khi tập sẽ giúp hồi phục sức khỏe, giảm đau nhức.

Uống đầy đủ nước

Khi chơi thể thao trẻ sẽ thường quên uống nước. Trong khi cơ bắp cần được cung cấp đủ nước để hoạt động tốt và tránh bị chuột rút. Trẻ cần bổ sung thêm nước / nước khoáng sau khi vận động nhiều, đổ mồ hôi. Ngay cả khi đi bơi, dù cơ thể không ra mồ hôi thì trẻ vẫn nên bổ sung nước.

Sử dụng thiết bị bảo hộ khi tập

Hầu hết các môn thể thao đều có thiết bị bảo hộ để ngăn ngừa chấn thương. Mặc/đeo các thiết bị/trang phục bảo hộ có kích thước phù hợp cho trẻ. Kiểm tra mỗi tuần một lần để đảm bảo rằng nó vẫn còn tốt để phòng tránh chấn thương.

Trong các loại thiết bị bảo hộ khi tập luyện thể thao thì mũ bảo hiểm là thiết bị phổ biến nhất. Chúng bảo vệ đầu khi trẻ chơi bóng chày, bóng mềm, đi xe đạp, trượt ván, trượt patin…

9 điều cần biết khi cha mẹ cho con tập luyện thể thao

Ngoài ra, còn có các thiết bị/trang phục bảo vệ mắt, miệng, cổ tay, cổ chân, đầu gối, khuỷu tay, bàn tay, bàn chân… Ví dụ, giày đinh được dùng trong bóng đá, bóng chày, bóng mềm… Những đôi giày này có đế cao su hoặc làm từ nhựa đặc biệt để giúp chân bạn bám đất khi di chuyển với tốc độ cao.

Thực hành đúng kỹ thuật

Khi trẻ nắm được luật chơi cũng như kỹ thuật của từng bộ môn thể thao; chúng có thể phòng ngừa được tối đa các chấn thương hoặc va chạm có thể xảy ra.

9 điều cần biết khi cha mẹ cho con tập luyện thể thao

Có những môn thể thao trẻ có thể chơi một mình hoặc cùng một bạn hay nhiều bạn, nhưng cũng có những môn thể thao trẻ nên tập luyện cùng huấn luyện viên để đảm bảo an toàn.

Nghỉ giải lao

Trẻ nên nghỉ giải lao sau mỗi 30 phút tập luyện hoặc dừng chơi hay thư giãn khi thấy cơ thể mình dần ấm lên. Không nên luyện tập quá sức; vì tập quá sức không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà các chấn thương cũng theo đó mà gia tăng.

Tăng cường các bài tập dần dần

Có một quy tắc trong tập luyện thể thao – đó là 10%. Bạn không nên tăng số lượng, thời gian tập hay tốc độ, trọng lượng, quãng đường… vượt quá 10% mỗi tuần. Hãy để con gia tăng các bài tập dần dần; điều này cho phép cơ thể của trẻ có thời gian để phục hồi và tái tạo năng lượng.

Chơi các môn thể thao đan xen

bơi lội

Có thể con bạn thường xuyên tập luyện một môn thể thao yêu thích nào đó; tuy nhiên, sử dụng một nhóm cơ liên tục suốt một thời gian dài hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Cơ bắp cần từ 24 – 48 giờ để tái tạo và hồi phục, trẻ không nên tập liên tục một nhóm cơ quá 2 ngày; bắt một nhóm cơ hoạt động quá nhiều sẽ khiến các mô bị suy nhược thay vì phát triển. Sau mỗi trận thi đấu hay mùa giải, trẻ nên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc tập luyện một môn thể thao khác; điều này giúp trẻ hạn chế việc bị chấn thương và bảo vệ sức khỏe.

Quan sát những người xung quanh

Nhiều vụ tai nạn thương tích trong thể thao đã xảy ra không phải do trẻ vi phạm luật chơi hay tập luyện quá sức; mà đôi khi chỉ vì chúng không chịu quan sát và để ý những gì đang diễn ra xung quanh.

Nhiều trẻ vô ý giẫm vào dây giầy của bạn tập khiến bạn bị ngã; một số ném bóng vượt quá khung cầu có thể gây thương tích cho người xem hoặc người đi đường; một số ném bóng xong quăng gậy đánh bóng lung tung cũng có thể khiến cho các bạn chơi bị thương tích. Nói tóm lại; khi chơi thể thao, mặc dù cần tập trung cao độ để đạt được thành tích cao nhưng trẻ cũng cần quan sát xung quanh để không làm ảnh hưởng đến người khác; nhất là ảnh hưởng đến các bạn chơi của mình.

Không chơi khi trẻ bị chấn thương

Đây là điều hết sức quan trọng. Cho dù con bạn yêu thích thể thao đến nhường nào thì khi đã bị chấn thương; trẻ cần được nghỉ ngơi và tạm dừng việc luyện tập. Nếu trẻ cố tình quay trở lại luyện tập sớm, rất có thể cú chấn thương sẽ nặng hơn và lâu lành. Khi bị chấn thương trong luyện tập thể thao; trẻ nên thành thật chia sẻ với cha mẹ hoặc các bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Hãy đến với VUV để đọc thêm những bài viết hữu ích mới nhất.

Nguồn: giadinhvatreem.vn