Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cả quá trình mang thai của bà bầu. Vậy bà bầu nên uống những loại vitamin nào? Liều lượng ra sao? Vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Nên cung cấp đủ liều lượng và đúng cách, để giúp mẹ có được dinh dưỡng, sức khỏe tốt nhất, thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Tại sao bà bầu phải cần bổ sung vitamin
Theo trang Healthline, khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Bao gồm các chất dinh dưỡng như carbohydrate, protein và chất béo . Vitamin và khoáng chất hỗ trợ sự phát triển sức khỏe của em bé và mẹ. Cơ bản nếu không được bổ sung đủ chất, em bé sẽ dễ bị thiếu vitamin và khoáng chất dẫn đến suy dinh dưỡng.
Các chuyên gia tại Hội nghị Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều vitamin; và axit folic, bổ sung vitamin và khoáng chất cho bà bầu là điều cần thiết để giúp mẹ và bé; để có được dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe tốt. Hơn thế có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
Bà bầu nên bổ sung các loại vitamin nào và liều lượng cần thiết
Để có được dinh dưỡng đầy đủ, việc bổ sung vitamin; và khoáng chất trước khi sinh sẽ giúp mẹ duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Các loại Vitamin và khoáng chất cần được bổ sung như sau:
Bổ sung Axit Folic
Theo NHS, axit folic có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh; còn được gọi là dị tật ống thần kinh; bao gồm tật nứt đốt sống. Ngoài ra, axit folic còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA; sản xuất hồng cầu, giúp thai nhi phát triển và tăng trưởng.
Liều lượng bổ sung cho bà bầu:
3 tháng đầu của thai kỳ nên bổ sung 400mcg/ ngày
Từ tháng thứ 4 – tháng thứ 9 nên bổ sung 600mcg/ ngày.
Cách bổ sung axit folic cho bà bầu:
Các chuyên gia đều khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung nguồn folate bằng thực phẩm sẽ có tác dụng tốt nhất. Ngoài ra, mẹ cũng có thể uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Những thực phẩm chứa nhiều axit folic mẹ bầu nên ăn: Các loại rau xanh đậm hoặc sẫm, nước cam, bánh mì, gạo, các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, ngũ cốc ăn sáng…
Vitamin D không thế thiếu
Có một số loại vitamin dành cho bà bầu khi mang thai, trong đó có vitamin D. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp canxi; giúp cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, hệ xương khớp của thai nhi đang phát triển. Phụ nữ mang thai cũng tránh được tình trạng thiếu canxi, loãng xương.
Lượng vitamin D cần bổ sung
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết Hoa Kỳ, phụ nữ có thai và cho con bú cần bổ sung khoảng 600 IU/ngày, không được vượt quá 4.000 IU/ngày. Bà bầu cần liên hệ với bác sĩ để thực hiện sàng lọc thiếu vitamin D và bổ sung lượng hợp lý khi bị thiếu.
Cách bổ sung vitamin D cho bà bầu
Tắm nắng là lựa chọn bổ sung vitamin D cho bà bầu hiệu quả nhất. Mẹ bầu nên tắm nắng trước 9h sáng và sau 14h chiều. Thời gian tắm nắng chỉ khoảng từ 5 – 10 phút vào mùa hè và 15 – 20 phút vào mùa đông.
Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn những thực phẩm giàu vitamin D như: cá, trứng, sữa, phô mai…
Canxi rất quan trọng
Canxi rất quan trọng đối với việc xây dựng xương và răng cho bé. Đồng thời, canxi còn giúp mẹ tránh được các vấn đề về xương khớp.
Nhu cầu canxi cho bà bầu
Mang thai 3 tháng đầu bà bầu cần khoảng 800mg/ ngày
Mang thai 3 tháng giữa bà bầu cần khoảng 1000mg/ ngày
Mang thai 3 tháng cuối và cho con bú mẹ cần khoảng 1500mg/ ngày
Cách bổ sung canxi cho bà bầu
Bổ sung canxi bằng thực phẩm luôn được các chuyên gia khuyến khích. Hoặc mẹ cũng có thể bổ sung bằng các viên canxi cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ.
Thực phẩm giàu canxi mẹ bầu nên ăn: sữa, phô mai và sữa chua, rau lá xanh như cải xoong, cải xoăn, súp lơ xanh, đậu hũ, bánh mì, cá, đồ uống đậu nành…
Vitamin C đóng vai trò như một chất khử
Vitamin C trong cơ thể bà bầu đóng vai trò là chất khử phản ứng tạo collagen, làm lành vết thương nhanh chóng, tăng sức đề kháng và hỗ trợ hấp thu sắt.
Lượng vitamin C cần bổ sung cho bà bầu:
Bà mẹ mang thai từ 19 tuổi trở lên cần 85mg/ ngày và không vượt quá 2000mg/ ngày. Phụ nữ dưới 18 tuổi mang thai cần 80mg/ ngày và không được vượt quá 1800mg/ ngày.
Cách bổ sung vitamin C cho bà bầu:
Vitamin C có nhiều trong rau củ, trái cây và đây là nguồn bổ sung tốt nhất cho bà bầu. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể sử dụng các viên thuốc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho bà bầu: Cam hoặc nước cam vắt, chanh, bưởi, dâu tây, bông cải xanh, bắp cải…
Không được để bị thiếu sắt
Thiếu sắt có thể gây thiếu máu ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển oxy tới cả mẹ và thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, làm mẹ bầu ăn không ngon miệng.
Nhu cầu sắt của bà bầu:
Trước khi mang thai phụ nữ cần 15mg/ ngày, sau khi mang thai nhu cầu tăng lên gấp đôi là 30mg/ ngày Theo Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo phụ nữ lần đầu có thai nên bổ sung sắt mỗi ngày với lượng 60mg/ ngày.
Cách bổ sung sắt cho bà bầu:
Bà bầu có thể sử dụng viên sắt theo chỉ dẫn, liều lượng của bác sĩ. Ngoài ra, bổ sung bằng thực phẩm là cách luôn được khuyến khích nhất.
Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu: Thịt, cá, lòng đỏ trứng, nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu, rau có lá màu xanh đậm, bí ngô, nội tạng động vật…
Magiê đóng 1 vai trò quan trọng
Magie có vai trò quan trọng trong phòng tránh tiền sản giật, đẻ khó, đẻ non… Magie cũng có tác dụng giúp răng và hệ xương khớp ổn định, chắc khỏe.
Lượng magie cần bổ sung cho bà bầu:
Phụ nữ có thai và cho con bú cần bổ sung khoảng 400mg/ ngày và người lớn bình thường cần 420mg/ ngày.
Cách bổ sung magie cho bà bầu:
Bà bầu nên bổ sung bằng dinh dưỡng hàng ngày. Những thực phẩm giàu magie nên ăn như: bơ, quả hạch, đậu hũ, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, chuối, rau xanh lá…
Những loại vitamin và khoáng chất bà bầu cần tránh bổ sung
Theo Healthline, không phải vitamin nào cũng cần bổ sung bằng thuốc hoặc tăng cường quá mức. Đa phần dinh dưỡng hàng ngày cũng đã đủ cung cấp. Bà bầu cần hạn chế bổ sung những vitamin và khoáng chất sau:
Không được dư thừa Vitamin A
Chế độ ăn uống hàng ngày đa số đã đủ lượng vitamin A cần thiết. Bà bầu không cần bổ sung bằng thuốc hay tăng cường thức ăn quá mức. Dư thừa vitamin A có thể gây tổn thương gan, dị tật bẩm sinh ở thai nhi…
Vitamin E bà bầu không nên bổ sung
Mặc dù vitamin E rất quan trọng cho sức khỏe nhưng bà bầu không nên bổ sung. Bổ sung vitamin E chưa được chứng minh là cải thiện sức khỏe cho mẹ và bé mà còn có thể làm tăng nguy cơ đau bụng và vỡ ối sớm.
Xem thêm tại trang VUV.
Nguồn: eva.vn