Hăm là tình trạng viêm ở các nếp gấp da, do nhiệt ẩm là tác nhân chính. Sự ma sát giữa các nếp gấp kèm theo mồ hôi, phân và nước tiểu gây tổn thương mà còn làm tổn thương da. Da bị hăm và tái nhiễm nghiêm trọng hơn. Bài viết hôm nay, sẽ tìm hiểu về các trị hăm ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
Bệnh thương hăm là bệnh thường gặp ở trẻ em từ sơ sinh đến trưởng thành. Ở những trẻ thường từ 9 đến 12 tháng tuổi, đặc biệt là những trẻ béo phì hoặc đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy thường gây ứ đọng phân khi sử dụng tã có tích tụ nước tiểu. Thời điểm bắt đầu ăn đặc hoặc khi trẻ dùng kháng sinh dài ngày, hoặc khi mẹ vừa dùng kháng sinh vừa cho con bú. Vậy cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh đúng cách là gì?
Dấu hiệu của triệu chứng hăm ở trẻ
- Các nếp kẽ trên chuyển thành đám đỏ, trợt, rỉ dịch, do cọ sát, đám trợt loét rỉ dịch và gây đau.
- Nếu bội nhiễm vi trùng và nấm có thể làm sưng tấy tổn thương, làm chảy mủ và rỉ dịch nhiều hơn.
- Vị trí: các nếp cổ, nếp bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn (khi trẻ bị tiêu chảy).
Xem thêm tin tức về sức khỏe trẻ em để có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nhé!
Tại sao trẻ lại bị hăm tả?
- Vùng da hoặc nếp gấp bị ẩm ướt do mồ hôi hoặc để tã ướt hoặc bẩn quá lâu.
- Cọ xát với tã.
- Nhiễm nấm.
- Nhiễm khuẩn.
- Dị ứng với tã lót.
Biện pháp trị hăm cho trẻ nhỏ
Các mẹ chỉ ra rằng, càng nhỏ tuổi làn da của bé càng mỏng manh, càng mỏng manh càng dễ bị nhiễm trùng nên cần điều trị cẩn thận hơn.
- Một số sản phẩm dạng bôi như cream, thuốc mỡ hay phấn rôm: Các sản phẩm này nhằm xoa dịu làn da của trẻ hoặc tạo ra một hàng rào bảo vệ – hoặc có cả hai tác dụng.
- Bôi vào vùng da bị hăm sau khi làm sạch nhẹ nhàng, mẹ có thể dùng oxit kẽm hoặc calamine lotion.
- Nếu mẹ sử dụng phấn rôm cho trẻ em, tránh xa khuôn mặt bé. Bột talc trong phấn rôm có thể gây ra bệnh lý đường hô hấp ở trẻ.
- Cream có hydrocortisone, có thể sử dụng, nhưng nên hỏi bác sĩ trước nhé, vì việc sử dụng kéo dài hay không đúng vị trí có thể gây tổn thương da bé.
Phương pháp trị hăm tã ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
- Thường xuyên kiểm tra tã của em bé, và thay tã ngay sau khi bị ướt hoặc bẩn.
- Sử dụng nước sạch. Nên sử dụng xà bông dành cho trẻ em để rửa nếu như bé có đại tiện.
- Lau nhẹ vào khu vực ẩm ướt , thay vì chà xát.
- Nếu mẹ sử dụng khăn lau, hãy chọn khăn mịn và sạch. Cố gắng tránh những khăn hay giấy vệ sinh có mùi thơm hoặc cồn. Áo quần nên chọn vải cotton giúp hút mồ hôi tốt hơn.
- Đảm bảo khu vực này hoàn toàn sạch sẽ và khô ráo trước khi mặc áo quần hay tã mới cho bé.
- Chọn tã có chất lượng tốt và size vừa với bé. Chọn áo quần khác hoặc thay đổi chất tẩy rửa khi giặt áo quần cho bé.
- Tạm thời mẹ không nên cho bé mặc tã khi bé bị hăm tã để giúp da trẻ lành nhanh hơn.
- Để hạn chế và cải thiện trình trạng hăm tã của bé, mẹ nên rửa tay trước và sau mỗi lần thay tã.
Khi nào mẹ nên cho bé khám bác sĩ
- Phát ban trở nên nặng hơn hoặc không đáp ứng với điều trị trong 2 hoặc 3 ngày.
- Bé bị sốt hoặc có vẻ chậm chạp không năng động như thường lệ.
- Mẹ thấy các mụn mủ màu vàng, hoặc rỉ dịch vàng hay tổn thương có vẻ sưng nề ở vùng da bị hăm. Đây có thể là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn đòi hỏi kháng sinh.
- Mẹ có thể nghi ngờ các triệu chứng của nhiễm nấm men:
+ Vùng da đỏ sưng kèm có vảy trắng.
+Các nốt sẩn đỏ ở chu vi vùng bị hăm hay khu vực tã lót.
+ Đỏ da kéo dài ở các nếp gấp của bé.
Trong những trường hợp này, mẹ nên cho bé đi bác sỹ để thăm khám và có cách điều trị thích hợp. Chúc Bé khỏe mẹ vui!
Nếu muốn đọc thêm tin tức về sức khỏe hãy truy cập vào: https://vuv.vn/
Nguồn: huggies.com.vn