Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến triệu chứng chuột rút ở chân. Mẹ bầu bị chuột rút ở chân có thể áp dụng những cách bên dưới, để giảm cơn đau. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì sao bà bầu lại bị chuột rút ở bắp chân?
Tuần hoàn máu thay đổi
Khi mang thai, tuần hoàn máu bị chậm lại; đây là điều hết sức bình thường và bạn không cần quá lo lắng; một phần là do hormone hoạt động quá mức.
Trong giai đoạn sau của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể người phụ nữ tăng lên; đồng thời làm máu lưu thông chậm lại, khiến chân bị phù và chuột rút.
Lời khuyên: Để cải thiện tuần hoàn và lưu lượng máu khi mang thai, bà bầu có thể thực hiện các thao tác sau:
- Khi bạn ngủ, hãy xoay người sang bên phải.
- Nâng cao chân của bạn khi nằm ngủ.
- Đặt gối dưới hoặc giữa hai chân của bạn vào ban đêm.
- Trong ngày, bà bầu nên đứng dậy đi lại.
Bị mất nước
Khi mang thai, tốt nhất là phụ nữ nên uống 8-12 cốc nước mỗi ngày. Dấu hiệu mất nước và mất nước rõ ràng nhất là nước tiểu có màu vàng sẫm. Đây là một nguyên nhân có thể xảy ra và làm trầm trọng thêm tình trạng đau cổ.
Lời khuyên: Nếu bà bầu đang có dấu hiệu mất nước, hãy cố gắng tăng lượng nước mỗi ngày.
Tăng cân nhanh
Việc em bé đang lớn dần lên sẽ gây áp lực cho các dây thần kinh và mạch máu của người mẹ. Đây là lý do tại sao mẹ bầu có nhiều khả năng bị chuột rút ở chân trong quá trình mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.
Lời khuyên: Việc tăng cân một cách lành mạnh và duy trì các hoạt động sẽ có thể giúp phòng ngừa chuột rút ở chân. Mẹ có thể hỏi thêm ý kiến tư vấn của bác sĩ về vấn đề này.
Bị căng thẳng, mệt mỏi
Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi khi mang thai, đặc biệt là khi tăng cần nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Khi cơ bắp bị mệt mỏi do áp lực tăng thêm thì cũng có thể dẫn đến bị chuột rút ở chân.
Lời khuyên: Mẹ hãy thử uống nhiều nước, đi dạo nhẹ nhàng trong ngày và giãn cơ trước khi đi ngủ để ngăn ngừa chuột rút do mỏi cơ.
Thiếu canxi hoặc magie trong ăn uống
Việc có quá ít canxi hoặc magie trong chế độ ăn uống cũng có thể làm bà bầu bị chuột rút ở chân.
Nhưng nếu mẹ đã dùng vitamin trước khi sinh thì có khả năng sẽ không cần phải bổ sung thêm nữa.
Lời khuyên: Nếu cảm thấy lo lắng không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên nói chuyện với các bác sĩ.
Hiện tượng cục máu đông
Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch sâu ở chân hoặc một số bộ phận khác như đùi hoặc xương chậu. Phụ nữ mang thai có nguy cơ bị gấp 5-10 lần. Không phải quá lo lắng nhưng chị em cần có kiến thức về vấn đề này.
Lời khuyên: Bà bầu nên vận động thường xuyên, tránh ngồi hàng giờ không hoạt động. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều thì có thể đặt báo thức để nhắc nhở phải đứng dậy và đi bộ. Khi có những dấu hiệu sau đây thì mẹ bầu phải đi khám kịp thời để có biện pháp chữa trị:
Khi đứng hoặc di chuyển xung quanh thì cảm thấy đau rất nhiều ở chân.
Vùng chân sưng nặng, chạm vào thấy ấm hơn bình thường.
Các phòng ngừa bị chuột rút
Luyện tập giãn cơ trước khi ngủ
Thực hiện giãn cơ bắp chân trước khi ngủ vào ban đêm có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm bớt chứng chuột rút ở chân. Mẹ bầu có thể thực hiện theo các bước sau đây:
Đứng đối diện với một bức tường, cánh tay duỗi thẳng.
Đặt tay lên bức tường trước mặt.
Bước chân phải lùi về phía sau. Phần bàn chân giữ trên mặt đất. Uốn cong đầu gối trái trong khi chân phải để thẳng. Giữ trong tối đa 30 giây và đổi chân nếu cần.
Luôn uống nước đầy đủ
Uống nhiều nước trong khi mang thai là một yếu tố quan trọng để tránh cơ thể mất nước, dẫn đến những cơn chuột rút ở chân.
Phụ nữ mang thai nên cố gắng uống từ 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày.
Chườm ấm cho cơ bị chuột rút
Mẹ bầu có thể thử chườm ấm vào phần cơ bắp bị chuột rút. Nó sẽ giúp làm giảm chuột rút. Có thể sử dụng một chiếc túi vải hoặc một chiếc tất chứa gạo rang nóng để chườm.
Xoa bóp tại nơi bị chuột rút để giảm đau
Khi bị chuột rút ở chân, bà bầu có thể tự xoa bóp để giúp giảm đau. Dùng một tay để xoa nhẹ bắp chân hoặc bất cứ nơi nào ở chân bị chuột rút. Xoa bóp trong 30 giây đến một phút sẽ bớt đau khi bị chuột rút.
Tập các bài tập nhẹ nhàng
Đây là một ý tưởng tốt để duy trì hoạt động trong suốt thai kỳ, chỉ cần không quá sức. Một số hoạt động an toàn khi mang thai như yoga, đi bộ và bơi lội có thể mang lại lợi ích cho cả mẹ và em bé.
Duy trì hoạt động của cơ thể để tránh tăng cân quá mức, thúc đẩy lưu thông máu và giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân. Mặc dù vậy, mẹ bầu vẫn nên khởi động làm nóng trước và sau khi tập thể dục để cơ bắp không bị chuột rút sau đó.
Không vận động khi bị chuột rút
Ngồi trong thời gian dài có thể dẫn đến chuột rút ở cơ bắp và chân. Để tránh điều này, hàng ngày mẹ bầu cần đứng lên và đi bộ nhẹ nhàng.
Nên đi khám bác sĩ khi nào?
Chuột rút ở chân là một triệu chứng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy lo lắng về những triệu chứng đau của mình thì hãy đề cập đến nó với bác sĩ trong khi khám thai.
Nếu tình trạng chuột rút chân trở nên nghiêm trọng, kéo dài hoặc trở nên xấu đi thì mẹ cũng cần đi khám bác sĩ. Rất có thể phải bổ sung thêm thuốc hỗ trợ.
Ngoài ra cần phải đi khám kịp thời nếu như bị sưng nặng ở một hoặc cả hai chân, đi bộ cảm thấy đau. Đây có thể là triệu chứng khi cục máu đông xuất hiện.
Xem thêm tại trang VUV để học cách chăm sóc sức khỏe bà bầu nhé!
Nguồn: eva.vn