Loãng xương ở người cao tuổi

Nguyên nhân gây loãng xương ở người cao tuổi

  • Tuổi cao dẫn đến lão hóa các cơ quan, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi. Thêm vào đó là chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và hợp lý, thiếu các dưỡng chất cần cho xương nên nguy cơ loãng xương càng cao ở người cao tuổi.
  • Do tuổi cao nên ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương: Nhiều người cao tuổi thường hạn chế đi lại, ít ra ngoài trời nên cơ hội tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không nhiều làm việc tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời không có. Từ đó làm việc hấp thu canxi không được tối đa, bài tiết canxi tăng nên dẫn đến tình trạng thiếu canxi và loãng xương.
  • Người cao tuổi có nguy cơ dễ mắc các bệnh lý mãn tính: Các bệnh lý như thận, các bệnh về nội tiết và hậu quả dùng thuốc corticoid kéo dài.

Dấu hiệu bệnh loãng xương ở người cao tuổi

  • Đau xương;
  • Đau cột sống;
  • Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao;
  • Gãy xương;
  • Các triệu chứng toàn thân.

Cùng với các dấu hiệu về xương khớp thì khi bị loãng xương, người cao tuổi còn có thể có cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút thường xuyên và đổ mồ hôi bất thường.

Loãng xương ở người cao tuổi

Loãng xương gây hậu quả gì

 Đau nhức

Do thiếu hụt canxi ngày một tăng mà xương xuống cấp; loãng và xốp xương nên các triệu chứng đau rõ rệt. Người bệnh sẽ đau nhức lưng, đau chân tay, các khớp, bại hông; khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng, đốt sống thắt lưng… Đau nhức xương và các khớp xương sẽ rõ nhất vào ban đêm.

Mất ngủ

Do những đau nhức xương khớp mà người cao tuổi đã khó ngủ càng khó ngủ hơn dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trầm cảm

Đau nhức xương, mất ngủ làm người cao tuổi mệt mỏi dễ trầm cảm.

Gù vẹo cột sống

Do loãng xương mà cột sống có thể bị biến dạng, gù vẹo cột sống.

Gãy xương

Loãng xương dễ dàng dẫn đến tình trạng gãy xương mà không phải do va chạm hay hoạt động mạnh.

Tàn phế

Người cao tuổi dễ gãy xương do những va chạm rất nhẹ hoặc tự nhiên gãy; lúc này việc điều trị sẽ khó khăn, không điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến tàn phế.

Loãng xương ở người cao tuổi

Tử vong

Gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, có thể tàn phế; phải sống phụ thuộc vào người khác, thậm chí gia tăng nguy cơ tử vong. Khoảng 30% – 50% trường hợp chết trong vòng một năm sau gãy cổ xương đùi.

Phòng ngừa loãng xương cho người cao tuổi

Chế độ ăn uống

Người cao tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ đa dạng, phù hợp với nhu cầu cơ thể. Đặc biệt là các thành phần khoáng chất canxi và protid trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế. Sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi. Mỗi ngày người cao tuổi cần từ 500 – 1000ml, bao gồm sữa tươi, sữa chua và sữa bột.

Chế độ luyện tập

Cùng với chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần duy trì chế độ sinh hoạt đa dạng đó là vận động thể lực đều đặn, vừa sức, nên tăng cường các hoạt động ngoài trời. Việc vận động thường xuyên không chỉ tốt cho tim mạch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa… vừa có tác dụng trực tiếp cho hệ thống xương khớp, chống thoái hóa và chống loãng xương do các tế bào sinh xương được tăng cường hoạt động, tăng cường hấp thu canxi và protid.

Một chế độ dinh dưỡng điều độ, đa dạng, cân đối và hợp lý rất tốt cho phòng loãng xương. Không chỉ ăn các thực phẩm giàu canxi mà cần phải ăn cả thức ăn giàu magie, phốt pho, vitamin D.

Để đảm bảo cung cấp đủ cho xương canxi, vitamin D… nên bổ sung canxi nano để tăng lượng hấp thu, không lo thừa và gây những tác dụng phụ là táo bón, sỏi thận như khi bổ sung bằng canxi thông thường. Có thể tìm thấy các dưỡng chất này trong cùng 1 viên uống gồm canxi nano, vitamin D3 và MK7. Ba dưỡng chất này sẽ giúp đưa canxi vào đúng chỗ cần là xương và giúp xương chắc khỏe.

Nguồn: vinmec.com